Aptomat chống rò, chống giật là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống điện của mỗi công trình. Theo đó, chức năng của aptomat chống rò, chống giật chính là việc bảo vệ độ an toàn cho người sử dụng, độ bền bỉ cho các thiết bị điện trong nhà. Bởi lẽ, aptomat chống rò, chống giật có khả năng ngăn ngừa rủi ro khi phát hiện dòng điện rò rỉ ra ngoài. Trong giới hạn bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về aptomat chống rò, chống giật, cách đấu và thêm một số lưu ý khi lắp đặt nha!
Aptomat chống rò, chống giật khác gì so với dòng aptomat truyền thống?
Aptomat chống rò, chống giật còn có nhiều tên gọi khác nhau. Cụ thể như CB chống rò, chống giật hay cầu dao chống rò, chống giật. Chức năng chính của dòng sản phẩm này là khả năng tự động ngắt điện khi phát hiện dòng điện đó bị rò. Tương tự như aptomat thông thường thì aptomat chống rò, chống giật cũng được chia thành các dòng cơ bản. Có thể vừa lắp được trong tủ điện và vừa có thể lắp đặt được ở nhiều vị trí khác nhau.
- Aptomat chống giật dạng tép: Thiết kế nhỏ gọn có thể lắp riêng biệt hoặc trong tủ điện dân dụng.
- Aptomat chống giật dạng khối: Phù hợp với nhu cầu bảo vệ cao cho các không gian lớn
Trường hợp nếu chọn RCCB mà muốn bảo vệ được quá tải thì nên kết hợp thêm MCB. Bởi lẽ nguyên lý của RCCB + MCB sẽ có chức năng tương đương với RCBO.
Aptomat chống giật còn được chia thành loại 1P và 3P. Nhà sản xuất thiết kế các ngưỡng dòng rò phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng. Tiêu biểu như: 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA và cao nhất là 500mA.
Nguyên lý hoạt động của aptomat chống rò, chống giật
Nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật 1P là sẽ cho dây mát và dây lửa đi qua biến dòng và cuộn thứ cấp vài chục vòng. Dòng điện ra ở dây nóng sẽ về ở dây mát và ngược lại. Khi 2 dòng điện bằng nhau thì sẽ sinh ra 2 từ trường biến thiên để triệt tiêu nhau. Còn trường hợp điện áp qua 2 dây bị rò sẽ sinh ra sự khác biệt về dòng điện trên 2 dây. Lúc này sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng. IC sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không.
Tương tự, aptomat chống giật 3P sẽ có 3 dây pha đi qua biến dòng. Còn aptomat chống giật 3P 4 dây thì sẽ có 3 dây pha và 1 dây trung tính đi qua biến dòng. Không quá khó để có thể nhận ra aptomat chống giật, chống rò. Nhìn bằng mắt thường thì CB chống giật, chống rò thường có kích thước lớn hơn CB thông thường. Không chỉ có nút gạt ON-OFF như CB thông thường. CB chống giật còn có thêm 1 nút Test. Chức năng là để người dùng kiểm tra xem CB có hoạt động tốt hay không.
Mặt khác, trên bề mặt của sản phẩm còn được ghi đầy đủ các thông số như dòng tải, thời gian tác động, dòng rò và điện áp. Dòng rò thông dụng của CB chống giật thường là 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA hay 500mA.